Âm thanh của lỗ đen Cụm Anh Tiên

Vào năm 2003, sau 53 giờ quan sát từ Chandra, các nhà thiên văn học từ Đại học Cambridge đã phát hiện ra rằng, sóng áp suất do lỗ đen ở trung tâm cụm Anh Tiên tỏa ra đã tạo nên những gợn sóng có thể được chuyển thành một nốt nhạc. Tuy nhiên, đó là một nốt nhạc mà con người không thể nghe thấy, bởi vì khoảng thời gian giữa các lần dao động của nó là 9,6 triệu năm, và thấp hơn 57 quãng tám dưới C.[10]

Vào năm 2022, các sóng âm đã được trích xuất và tổng hợp lại thành phạm vi nghe được của con người bằng cách nâng chúng lên 57 và 58 quãng tám so với ban đầu, có nghĩa là ta đang được nghe âm thanh cao hơn 144 triệu tỷ và 288 triệu tỷ lần so với tần số ban đầu của nó.[11][12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cụm Anh Tiên https://ned.ipac.caltech.edu/cgi-bin/nph-objsearch... http://www.nasa.gov/mission_pages/astro-e2/news/pe... https://doi.org/10.1086%2F180697 https://www.worldcat.org/issn/0004-637X https://doi.org/10.1086%2F151791 https://academic.oup.com/mnras/article-pdf/258/1/1... https://doi.org/10.1093%2Fmnras%2F258.1.177 https://www.worldcat.org/issn/0035-8711 https://science.nasa.gov/active-galaxy-ngc-1275 http://www.nasa.gov/feature/goddard/2017/scientist...